Quá trình sử dụng càng nhiều hoặc lưu trữ càng lâu là những nguyên nhân gây ra sự hư hỏng khuôn ép nhựa.
Những nguyên nhân gây ra sự hư hỏng khuôn ép nhựa để lại hậu quả như là gẫy linh kiện, khuôn bị mòn, gỉ sét,… làm giảm chất lượng sản phẩm ép ra và hơn thế nữa là khuôn hoàn toàn không thể được sử dụng để tiếp tục sản xuất ép nhựa nếu không được sửa chữa kịp thời.
Trong quá trình ép nhựa có những nguyên nhân gây nên thiệt hại cho khuôn mẫu,nó bao gồm:
Khi bảo dưỡng, bảo trì khuôn trong trường hợp các linh kiện bị gẫy, bị két trong khuôn mà sử dụng tua vít dễ dàng gây nên những vết trầy xước. Việc khuôn bị trầy xước chắc chắn sẽ gây ra các khuyết tật về ngoại hình trên sản phẩm.
Bên cạnh đó, sử dụng rẻ lau bề mặt khoang khuôn không đúng cách cũng có thể gây ra thiệt hại từ nhẹ đến lớn cho bề mặt có độ bóng cao. Độ bóng trong khuôn có vai trò rất quan trọng đối với bề mặt sản phẩm cũng như hoạt động dễ dàng lấy sản phẩm ra khỏi khuôn.
Sau khi khuôn đã hoàn thành quá trình ép phun theo yêu cầu, cần làm sạch, loại bỏ cặn bã nhựa dư thừa trong khuôn. Việc không làm sạch khuôn sẽ gây nên những ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng ứng dụng cho những lần sản xuất sau.
Quá trình sản xuất ép phun nhựa kết thúc khi hoàn thành lệnh sản xuất theo yêu cầu và khuôn mẫu sẽ được làm sạch rồi nhập kho lưu trữ.
Việc lưu trữ khuôn tốt thì ứng dụng cho những lần sản xuất sau không gặp vấn đề về chất lượng ép. Thế nhưng, công việc lưu trữ khuôn mẫu trong kho không phải là điều dễ dàng. Hiện tưởng gỉ sét thường bắt gặp ở khuôn trong điều kiện lưu trữ quá lâu hoặc độ ẩm trong kho quá cao. Mặc khác, khuôn không được làm sạch trước khi nhập kho cũng là một nguyên nhân chính gây nên sự gỉ sét làm giảm chất lượng khuôn.
Đưa ra các phương pháp khắc phục cho khuôn ép nhựa phải phụ thuộc vào các thiệt hại mà sự hư hỏng gây ra.
Với việc loại bỏ gỉ sét do quá trình lưu trữ không đúng cách vừa dễ vừa khó. Nếu là gỉ sét bề mặt thông thường trên khuôn có thể sử dụng những cách đơn giản không đòi hỏi quá cao thiên về kỹ thuật. Còn nếu là gỉ sét ở những bộ phận có độ bóng cao như bề mặt khoang khuôn thì quá trình làm sạch phải cực kỳ lưu ý và cần tới những người có kinh nghiệm đánh bóng để xử lý.
Ngoài gỉ sét, thiệt hại về gãy linh kiện thì có thể thay thế hoàn toàn các linh kiện mới. Tuy nhiên, với những bộ phận không thể sử dụng phương pháp thay thế thì cách tối ưu nhất là khi vận hành, lưu trữ và bảo dưỡng kỹ thuật viên nên cẩn thận.
Giá trị của một bộ khuôn khá đắt đỏ, trong quá trình ép phun và bảo dưỡng có thể xảy ra nhiều vấn đề gây nên sự thiệt hại cho khuôn ép. Do đó, am hiểu, cẩn thận và kinh nghiệm là những đặc trưng rất cần đòi hỏi ở kỹ thuật viên ép nhựa, đồng thời là đối với cách quản lý của công ty ép nhựa.
***************************************
Xem thêm: Quy trình thử khuôn ép nhựa sau gia công quan trọng như thế nào?